Chùa Bảo Lâm Phú Yên, hay chùa Bửu Lâm, nằm ở thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố khoảng 3km. Được thành lập vào thời vua Minh Mạng (1820-1841) bởi tổ sư phái Lâm Tế, chùa Bảo Lâm có lịch sử đa dạng. Năm 1974, chùa này đã được di dời và đổi tên thành chùa Bảo Lâm với ý nghĩa bảo vệ núi rừng.
Chùa Bảo Lâm Phú Yên - Nơi hồn thiêng đất biển
Theo Đá Đĩa Farmstay tìm hiểu thì Chùa Bảo Lâm là nơi đặc biệt, thu hút người dân địa phương và du khách bởi cảnh quan tĩnh lặng và an nhiên. Nơi đây còn là trường trung cấp Phật Học Liễu Quán Phú Yên, nơi đào tạo tăng ni sinh trong vòng 4 năm.
Giới thiệu về chùa Bảo Lâm
Vị trí địa lý
Chùa Bảo Lâm tọa lạc tại thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố khoảng 3km, thuộc hệ phái Bắc tông.
Lịch sử hình thành chùa Bảo Lâm Phú Yên
Chùa Bảo Lâm do tổ sư phái Lâm Tế sáng lập vào thời vua Minh Mạng (1820-1841). Chùa được xây dựng bên Bàu Sen nên có gọi gọi là chùa Bửu Liên (loài hoa sen quý). Trải qua nhiều biến cố, vào năm 1974, chùa được di dời lên vị trí hiện nay, cách vị trí cũ khoảng 500m và đổi tên thành chùa Bảo Lâm, với ý nghĩa là bảo vệ núi rừng.
Năm 1996, tại đây, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Phú Yên đã thành lập Trường Cơ bản Phật Học, nay gọi là Trường trung cấp Phật Học Liễu Quán Phú Yên. Mỗi khóa học trường đào tạo từ 25 đến 30 tăng ni sinh, thời gian mỗi khóa học là 4 năm. Nơi đây không chỉ là chốn tu hành mà còn là một ngôi trường gắn với kỷ niệm tuổi thơ của các tăng ni từ khi lớn lên, đi học cao và thành đạt.
- Năm 1999, chùa xây dựng tượng Thích Ca Phật Đài cao 18m
- Năm 2004 xây dựng thêm tháp chuông cao 12m và đúc tượng đại hồng chung nặng 1.500kg.
- Đến năm 2006 đại trùng tu chính điện với diện tích 240m2 cao 17m, ở giữa chính điện thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, hai bên thờ Quan m Địa Tạng. Phía sau chính điện là nhà thờ Tổ Sư Liễu Quán (1667-1742).
- Năm 2010, chùa xây dựng cổng tam quan, điện A Di Đà…
Vẻ đẹp của chùa Bảo Lâm Phú Yên
Chùa được xây dựng trên vùng đất rộng hơn 5 hecta, là nơi đắc địa, tụ khí, tụ thủy. Chùa nằm ở thế tựa lưng vào núi, hai bên là sườn núi cao thoải dần rồi tụ lại, phía trước là đại lộ Nguyễn Tất Thành. Trong khuôn viên có con suối nhỏ chảy róc rách, với giếng đá xếp ở lưng chừng núi, quanh năm luôn có nước mát trong.
Chùa Bảo Lâm được núi Chóp Chài che nắng gió hướng tây bắc, đón gió đông nam nên luôn ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, nhiệt độ trong khuôn viên chùa chênh với môi trường ngoài từ 1-20 độ C. Với thế đất: Sau trồng đỗ - Trước cấy chiêm - Hai bên tay liềm co lại! Là niềm hạnh phúc mà thiên nhiên ban cho.
Từ khi chùa Bảo Lâm dựng tượng Thích Ca Phật Đài đến nay, kinh tế vùng này trở nên phát triển mạnh mẽ, xóm làng đông vui…đặc biệt là thế hệ con em học hành tiến bộ, đỗ đạt cao, người dân địa phương rất tự hào về điều này.
Đặc biệt nơi đây còn có hoa viên Lâm Tỳ Ni, mô phỏng nơi Hoàng Hậu MaDa sinh ra Đức Phật, nơi Đức Phật đã thiền định 49 ngày dưới cội bồ đề và giác ngộ giáo lý nhà Phật. Bên cạnh đó, còn có Lâm viên thập bát La Hán, đây là chủ đề phổ biến trong nghệ thuật Phật giáo, ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
Về tổng thể nơi đây không san ủi, giữ nguyên hiện trạng ban đầu, tạo lập những con đường bậc thang độc đáo, các công trình xây dựng tại đây có quy mô vừa phải, với ý tưởng cây nằm trong cảnh, cảnh nằm trong rừng, khéo léo khai thác đủ các yếu tố như tầm nhìn, hướng gió, thế đá, triền dốc…tạo thành một thể thống nhất, gắn liền với núi rừng.
Tại đây, du khách có thể chụp ảnh ngắm cảnh cũng phải hơn 2 giờ đồng hồ, nơi địa thế “Đất vua – chùa làng – phong cảnh tiên” nên người dân địa phương thường hay lui tới nghỉ trưa hè; học sinh, nơi chụp ảnh lưu giữ kỷ niệm của các cặp uyên ương trước lễ cưới, nơi hò hẹn, chốn chờ của các bạn trẻ khi xa quê trở về…
Đặc biệt hơn, khi tới chùa Bảo Lâm, du khách được biết thêm nơi giải thoát cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ -ngày 29/10/1961, sát mộ bà Dũ Ký.
Xem thêm địa điểm: Hồ điều hòa Hồ Sơn
Những lưu ý khi đến chùa Bảo Lâm Phú Yên
Khi ghé nơi đây, bạn nên lưu ý về tác phong cũng như trang phục như sau:
- Hạn chế sử dụng điện thoại tại khu vực chính điện hoặc tại các nơi thờ tự.
- Không sử dụng trang phục hở hang, phản cảm.
- Không chụp ảnh khi du khách quay lưng về phía tượng phật.
- Nới năng, đi lại nhỏ nhẹ, không làm ảnh hưởng đến sự bình yên tại chùa.
- Không ăn uống, xả rác trong khuôn viên chùa.
- Không đốt vàng tùy tiện, rải tiền khắp nơi.
Lời kết
Chùa Bảo Lâm sở hữu một không gian tĩnh lặng, nằm dưới chân núi Chóp Chài, là điểm đến yêu thích của người dân Phú Yên, nơi dừng chân của du khách thập phương khi đến với TP Tuy Hòa. Họ tới đây để tìm chốn bình yên, thư giãn, lễ chùa và cầu an, cầu phước, cầu cho quê hương luôn thanh bình và phát triển.
Bài viết liên quan
10 Homestay Phú Yên sát biển view đẹp có hồ bơi cao cấp
Hòn Dưa Phú Yên - Trải nghiệm cắm trại camping ngắm núi chóp Chài
Thung lũng Đồng Din: Tây Bắc thu nhỏ trong Lòng Phú Yên
Phú Yên có gì đẹp? Khám phá 25 địa điểm du lịch Phú Yên
Vịnh Vũng Rô Phú Yên: Ngắm nhìn vịnh đẹp nhất Đông Nam Á
Món ngon Phú Yên: Ăn gì ở Phú Yên khi đi du lịch?
Phú Yên có đảo gì? 5 hòn đảo check in đẹp ở Phú Yên
10 Danh lam thắng cảnh ở Phú Yên phải ghé thăm
Biển Phú Yên: Hình ảnh 15 bãi biển đẹp nhất Phú Yên